Nếu bạn đang ở đây mình tin là bạn đang nghĩ đến việc tạo ra một bước nhảy vọt trong sự nghiệp của mình.
Dù cho bạn được thúc đẩy bởi một giấc mơ làm việc tự do cho chính mình hay ước ao muốn có sự linh hoạt hơn thì freelancer là công việc tự do luôn đi kèm với hai đặc quyền tuyệt vời đó là làm chủ bản thân và nhận một vài thách thức.
Nhưng làm freelancer là gì?
Tại sao mọi người lại muốn làm việc tự do như freelancer?
Freelancer kiếm được nhiều tiền không? Và làm thế nào họ kiếm được tiền?
Dưới đây là một bài biết tổng hợp giải mã mọi thắc mắc của bạn về nghề freelancer.
Let’s get started!
Làm Freelancer là gì?
Freelancing là công việc tự làm chủ. Thay vì được thuê bởi một công ty và làm việc cố định 8 tiếng một ngày, freelancer có xu hướng tự tìm kiếm công việc, cung cấp dịch vụ của họ cho khách hàng.
Freelancer có thể làm việc với nhiều người trong lĩnh vực và dự án khác nhau. Họ sử dụng các kỹ năng, chuyên môn, và kinh nghiệm của họ để hoàn thành công việc rồi giao cho khách hàng. Khách hàng của họ có thể là một người hoặc một công ty.
Ví dụ, bạn là một freelance designer.
Công ty A đang cần thiết kế một logo mới, sau khi thoả thuận họ đồng ý thuê bạn. Không quan trọng bạn làm như nào, làm ở đâu, sử dụng phần mềm nào để làm. Bạn chỉ cần làm logo và gửi cho họ đúng như thời gian đã hẹn.
Cùng một thời điểm, Chị B cần làm một video kỷ niệm ngày cưới, nhưng lúc ý bạn đang đi du lịch ở Nha Trang, nhưng nếu bạn muốn nhận việc làm giúp chị B thì chỉ cần một chiếc Laptop bạn có thể hoàn toàn hưởng thụ cảm giác đi du lịch nhưng vẫn kiếm ra tiền.
Có thể nói nghề freelancer được trả tiền dựa trên các kỹ năng và chất lượng công việc. Freelancer có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn vì họ có có quyền chọn các dự án họ muốn thực hiện.
Ngoài ra trở thành một freelancer bạn có thể có quyền tự chủ lớn hơn nhiều để xác định giờ, lịch trình và nơi làm việc của riêng bạn.
Bạn có thể bắt đầu công việc freelancing bất cứ khi nào bạn muốn.
Dựa vào các nền trang web tìm việc làm cho freelancer bạn chỉ cần lập tài khoản freelance của bạn và bắt đầu tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng của bạn và bắt đầu làm việc trên đó.
Mình đã list 1 danh sách các trang web tìm kiếm việc cho freelancer bên dưới bao gồm trang web tìm việc ở việt nam và trang web tìm việc ở nước ngoài. Lướt xuống phía dưới để đọc chi tiết hơn.
Sự khác nhau giữa freelance và nhân viên văn phòng
Thời gian làm việc hợp đồng:
Freelancer được chủ động ký hợp đồng cho công việc mà mình muốn trong thời gian cụ thể. Nhân viên thường phải ký hợp đồng dài hạn theo năm với thời gian làm việc cố định.
Tiền lương:
Freelancer được thanh toán tiền sau khi mỗi dự án kết thúc và có thể deal giá cao hơn trước khi ký hợp đồng với khách hàng. Nhân viên có thu nhập ổn định hàng tháng.
Lương hưu:
Freelancer tự làm tài khoản lương hưu riêng. Nhân viên có thể tham gia chương trình lương hưu của công ty.
Thiết bị:
Freelancer sử dụng thiết bị riêng của mình. Nhân viên thường sử dụng thiết bị mà công ty cung cấp.
Nguồn công việc:
Freelancer thường chủ động tìm kiếm công việc phù hợp với kỹ năng của mình. Nhân viên làm các công việc như thoả thuận trong hợp đồng.
Thuế:
Freelancer tự nộp tờ khai thuế mỗi năm. Nhân viên có thuế cá nhân đã được khấu trừ thuế trước khi được thanh toán tiền lương.
Các công việc phổ biến dành cho Freelancer?
Ngày nay các công ty đang trở nên cởi mở hơn và quan tâm đến việc thuê các freelancer để giúp họ xử lý các công việc khác nhau cùng một lúc. Vì thế freelancing là tên gọi ngày càng phổ biến và đóng một vai trò quan trọng trong thị trường chuyển đổi số.
Đây là một số công việc freelance có các mức từ thu nhập trung bình đến thu nhập hấp dẫn hiện nay.
Công việc Admin Support
- Virtual Assistant
- Data Entry
- Project Management
- Transcription
- Order Processing
- Administrative Assistant
- Online Research
Công việc Writing
- Content Writing
- Editing
- Copywriting
- Technical writing
- Career Coaching
- Business Writing
- Ghostwriting
- Writing Tutoring
- Creative Writing
- Grant Writing
- Proofreading
Công việc Web, Mobile & Software Development
- Automation
- Game Development
- Ecommerce Website Development
- Mobile Development
- Web Design
- Desktop Software Development
- Mobile Design
- Scripting
- QA & Testing
- Web Development
- Software Development
- WordPress Expert
Công việc Design and Creative
- Animation
- Motion Graphics Design
- Video Production
- Physical Design
- UX/UI Design
- Photography
- Brand Identity and Strategy
- Presentation Design
- Audio Production
- Voice Talent
- Graphic Design
- Art and Illustration
- Videography
Công việc Accounting & Consulting
- Instructional Design
- Tax Preparation
- Bookkeeping
- Financial Modeling
- HR Administration
- Financial Management
- Business Analysis
- Recruiting
- Accounting
- Financial Analysis
- Management Consulting
- Training & Development
- Virtual CFO
Công việc Data Science & Analytics
- Data Analytics
- Deep Learning
- A/B Testing
- Data Visualization
- Knowledge Representation
- Data Mining
- Data Extraction
- Machine Learning
- Data Engineering
- Experimentation and Testing
Công việc IT & Networking
- Information Security
- Systems Engineering
- Systems Compliance
- DevOps Administration
- Network Administration
- Network Security
- Solutions Architecture
- System Administration
- Database Administration
- Systems Architecture
Công việc Translation
- Language Tutoring
- Technical Translation
- Medical Translation
- Legal Translation
- Language Localization
- Written Translation
Công việc Sales & Marketing
- Social Media Marketing
- Display Advertising
- Lead Generation
- Market Research
- Marketing Automation
- Search Engine Optimization
- Marketing Strategy
- Community Management
- Telemarketing
- Public Relations
- Email Automation
Công việc Engineering & Architecture
- Structural Engineering
- Mechanical Engineering
- Sourcing & Procurement
- CAD
- Chemical Engineering
- Civil Engineering
- Architecture
- Electrical Engineering
- 3D Modeling
- Interior Design
- Product Design
Công việc Customer Service
- Customer Service Representative (Nhân viên dịch vụ khách hàng) : Là người tương tác trực tiếp với khách hàng qua điện thoại, email, trò chuyện trực tuyến hoặc mặt đối mặt để giải quyết các vấn đề, cung cấp hỗ trợ và cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Technical Support Specialist (Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật): Chuyên cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng khi họ gặp sự cố hoặc vấn đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ công nghệ.
- Customer Service Manager (Quản lý dịch vụ khách hàng) : Điều hành và quản lý nhóm nhân viên dịch vụ khách hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Công việc Transcription
- Transcriber (Người làm transcription): Chuyên thực hiện việc chuyển đổi âm thanh hoặc video thành văn bản viết. Các transcriber có thể làm việc tự do hoặc làm việc cho các công ty chuyên cung cấp dịch vụ transcription.
- Editor (Biên tập viên): Biên tập và sửa lỗi trong các bản transcriptions để đảm bảo tính chính xác và đúng ngữ pháp. Công việc này thường yêu cầu kiến thức về ngôn ngữ và ngữ pháp.
- Captioner (Người làm phụ đề): Tạo phụ đề cho video và phim ảnh để hỗ trợ người xem có thể theo dõi nội dung bằng văn bản. Đây là một dạng đặc biệt của transcription.
- Voice Writer (Người viết theo giọng nói): Sử dụng phần mềm ghi âm để chuyển đổi giọng nói trực tiếp thành văn bản, thường trong các cuộc họp hoặc sự kiện trực tiếp.
- Medical Transcriptionist (Người làm transcription y khoa): Đặc biệt hóa trong việc chuyển đổi thông tin y khoa từ ghi âm bệnh án thành văn bản. Yêu cầu kiến thức về thuật ngữ y khoa và quy trình liên quan.
- Legal Transcriptionist (Người làm transcription luật): Tập trung vào chuyển đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực pháp luật, bao gồm tòa án, phỏng vấn luật sư, và hợp đồng thành văn bản.
- Podcast Transcriptionist (Người làm transcription podcast): Chuyên tạo bản transcriptions cho các tập podcast để tạo sự tiện lợi cho người nghe.
- Academic Transcriptionist (Người làm transcription nghiên cứu học thuật): Thực hiện chuyển đổi bài giảng, phỏng vấn nghiên cứu, hoặc tài liệu học thuật thành văn bản cho giảng viên và học sinh.
- Conference Transcriptionist (Người làm transcription hội nghị): Chuyển đổi nội dung của các cuộc họp và hội nghị thành văn bản để lưu trữ và phân phối.
- Video Game Transcriptionist (Người làm transcription trò chơi video): Tạo văn bản cho nội dung giọng nói trong trò chơi video để hỗ trợ người chơi hiểu cốt truyện và các hướng dẫn.
Vì thế đừng quên theo dõi kênh của mình để nhận thông tin sớm nhất khi blog mới được upload nhé!
Ưu nhược điểm khi làm những công việc Freelancer là gì?
Ưu Điểm
- Được trả công đúng theo năng lực. Mức lương không giới hạn. Bạn có thể đạt được mức lương mình muốn dựa theo kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
- Có cơ hội phát triển chuyên nghiệp theo cấp độ của riêng họ.
- Làm việc với khách hàng đa quốc gia. Lựa chọn khách hàng mà bạn muốn hợp tác.
- Bạn là thương hiệu của bạn! Bạn tự sắp sếp lịch trình làm việc, địa điểm làm việc. Bạn cũng có thể thực hiện các dự án khác nhau tại một thời điểm để tăng thu nhập.
- Phát triển kỹ năng của bạn theo tốc độ của riêng bạn. Và gíup bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống.
- Làm việc online. Bạn có thể làm ở nhà hoặc thậm chí làm việc trong khi đang đi du lịch. Làm ở bất cứ địa điểm làm việc nào bạn thích.
- Sau khi có được một số kinh nghiệm và xác định lĩnh vực nào hoạt động tốt cho bạn, bạn có thể bắt đầu xây dựng một thương hiệu nhỏ để tăng thêm khách hàng cho bạn.
- Freelancer không sợ bị sa thải hoặc mất việc do đại dịch toàn cầu. Miễn là bạn có kỹ năng, kinh nghiệm và nơi để tìm khach hàng thì thu nhập của bạn là an toàn.
Nhược Điểm
- Thu nhập không nhất quán. Thu nhập của bạn phụ thuộc vào khả năng và chất lượng nội dung mà bạn cung cấp.
- Không được đóng bảo hiểm, bạn phải tự mua bảo hiểm cá nhân mà bạn muốn.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu bạn không biết cách tách cuộc sống cá nhân khỏi công việc freelancer, freelancing sẽ trở nên khó khăn hơn so với làm nhân viên cho công ty.
- Đôi khi không thể tránh khỏi vấn đề làm việc với các khách hàng khó tính.
Gợi ý một số trang web tìm kiếm việc Freelancer uy tín
Làm thế nào mà freelancer tìm kiếm được khách hàng cho bản thân?
Trong hầu hết các hình thức làm việc, công việc freelance là công việc mà phần lớn thời gian freelancer sẽ tự phải tìm kiếm khách hàng.
Dựa vào một vài công cụ tìm kiếm và các trang web tìm việc, freelancer có nhiều cơ hội kết nối với các nhà tuyển dụng và các công ty, doanh nghiệp khác nhau.
Với những bạn mới bắt đầu làm freelancing, có thể sẽ gặp chút bối rối khi phải tìm các trang web tìm kiếm khách hàng tốt.
Và quan trọng là cần chọn được thị trường phù hợp để bán dịch vụ của bạn và tìm một môi trường phù hợp với phong cách làm việc của bạn.
Hiện nay có rất nhiều các trang web có thể cung cấp việc làm cho freelancer ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các trang web này giống như một bên thứ ba kết nối giữa các freelancer và doanh nghiệp, cá nhân muốn hợp tác cùng các freelancer.
Bạn sẽ nhận được sự đảm bảo về việc thanh toán các khoản tiền khi làm việc qua các nền tảng hỗ trợ việc làm cho freelancer này.
Dưới đây là một vài nền tảng uy tín tại việt nam và nước ngoài dành cho freelancer mà bạn nên biết.
-
vLance.vn
Nơi dành cho các freelancer muốn hướng tới thị trường Việt Nam.
vLancecó thiết kế giao diện thân thiện và dễ sử dụng, có nhiều công việc dành cho freelancer ở nhiều lĩnh vực khác nhau: lập trình, thiết kế đồ hoạ, phiên dịch, viết bài, thu âm, kế toàn tài chính, …
Freelancer được đảm bảo quyền lợi, thanh toán hợp đồng đúng hạn sau khi dự án kết thúc.
Sau khi đăng ký tài khoản và được xác minh, bạn dễ dàng tièm kiếm công việc phù hợp với mình hoặc Vlance sẽ chủ động tìm kiếm thay cho freelancer. Hện thống sẽ lựa chọn công việc hợp với profile của bạn và gửi thông báo giới thiệu công việc cho bạn.
-
Top CV
Nền tảng tuyển dụng chất lượng hàng đầu việt nam. Đây là kênh tìm kiếm việc làm lý tưởng cho tất cả mọi người, đặc biết là sinh viên và freelancer.
Đặc biệt Top CV cung cấp các mẫu CV đẹp và chất lượng, giúp bạn xây dựng một bản CV ấn tượng miễn phí theo phong cách của mình.
Sau khi gửi CV, hệ thống sẽ gíup bạn kết nối với các bên tuyển dụng phù hợp với mong muốn của bạn.
Ngoài ra mỗi ngày có hơn 30.000 việc làm được cập nhật trên hệ thống TopCV, vì thế cơ hội bạn có thể nhận các công việc liên quan đến chuyên ngành của bạn tìm kiếm là rất cao.
-
Upwork
Upwork là gì? Là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những freelancer muốn thử sức làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài.
Mỗi ngày sẽ có hàng nghìn công việc tuyển dụng với các vị trí khác nhau như copywriting, content writing, sales marketing, virtual assistant, design, web development, translator,…
Bạn sẽ được trả lương theo hợp làm theo kiểu “hourly” hoặc “fix price”. Tiền thanh toán sẽ tính theo dollar USD vì thế để mở tài khoản freelancer trên Upwork bạn cần phải có thẻ Visa.
-
Fiverr.com
Là nền tảng freelacing quốc tế, tương tự như Upwork. Đa dạng các loại công việc khác nhau, thanh toán đúng hạn.
Tuy nhiên không giống Upwork là bạn được nhìn thấy thông tin tuyển dụng của các công việc mà khách hàng đăng, Fiver không có tính năng cho phép bạn nhìn thấy thông tin tuyển dụng của khách hàng.
Thay vào đó, Fiver sẽ tự lựa chọn công việc phù hợp và gửi thông báo cho bạn để bạn ứng tuyển với khách hàng.
Ngoài ra bạn cần phải tự tạo các gói dịch vụ riêng để khách hàng tự chọn mà đặt hàng.
-
99designs
Một nền tảng dành riêng cho dân sáng tạo và thiết kế trên toàn thế giới.
Dù bạn mới học làm design hay đã có kinh nghiệm lâu năm thì đều có thể tham gia và tìm những công việc và dự án phù hợp.
99designs là một nơi tìm kiếm việc làm online tuyệt vời dành cho tất cả freelancer thiết kế.
Điều đặc biệt là sau khi bạn hoàn dự án cho khách hàng, 99designs sẽ giúp bạn quảng bá hình ảnh làm tăng thương hiệu của bạn miễn phí.
-
Freelance Writing Gigs.com
Thiên đường của các content writer, editor, blogger, viết sách, dịch thuật, ghost writing, những người yêu thích viết lách.
Freelance writing gigs có tỉ lệ việc làm cao , bạn có thể kết nối với các nhà tuyển dụng trên toàn cầu.
Nếu tiếng anh của bạn từ mức trung bình khá trở lên bạn sẽ dễ dàng nhận được các công việc với mức lương cao hấp hẫn.
-
Freelancer.com
Nền tảng freelancer dành cho những công việc liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, thiết kế, luật, thuế,…
Đăng ký tài khoản freelancer trên Freelancer.com vô cùng đơn giản và cũng không mất phí hay trích % hoa hồng cho web.
Sau khi kết thúc dự án, bạn sẽ nhận được toàn bộ số tiền mà khách hàng thanh toán mà không cần trả phí phần trăm hoa hồng cho web.
Những kỹ năng cần có của một Freelancer là gì?
Để trở thành một freelancer thực thụ, bạn cần phát triển các kỹ năng tạo cho mình một nét riêng độc đáo, nổi bật hơn so với các freelancer khác.

Kỹ năng bán hàng và đàm phán (Sales and negotiation skills)
Là một freelancer bạn cần thuyết phục khách hàng rằng dịch vụ của bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp phải, giúp họ phát triển kinh doanh và đảm bảo mục tiêu thu nhập của họ.
Đôi khi khách hàng có thể muốn đàm phán với bạn về mức giá. Bạn phải bám vào giá của bạn và bình tĩnh giải thích cho họ logic đằng sau mức giá đó là gì.
Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)
Kỹ năng giao tiếp là quan trọng để trình bày ý tưởng của bạn một cách chính xác và ngắn gọn.
Khách hàng của bạn có thể không hiểu các từ ngữ và các từ kỹ thuật trong ngành của bạn. Bạn cần học nghệ thuật truyền đạt các thuật ngữ phức tạp bằng những từ đơn giản.
Kỹ năng quản lý thời gian (Time management)
Trong một ngày, một freelancer có thể phải làm việc trên nhiều dự án, hoặc những ngày bạn không có dự án nào để làm. Vì thế một freelancer phải tạo lịch trình, lên kế hoạch trước cho một ngày hoặc một tuần làm việc sau đó tuân thủ nó.
Kỹ năng loại bỏ căng thẳng (Stress management skills)
Freelancer hầu hết thời gian chủ yếu là làm việc một mình. Đôi khi vì phải hoàn thành công việc gấp mà dẫn đến làm việc quá sức. Điều này gây ra kiệt sức và căng thẳng.
Để duy trì sức sửa và tinh thần của bạn, lựa chọn làm việc với các khách hàng đồng ý trả lương cao cho dịch vụ của bạn. Ngoài ra, nghỉ ngơi theo lịch trình và thư giãn.
Kỹ năng quản lý tài chính (Accounting Skills)
Bạn đang làm việc cho chính bạn. Thu nhập của bạn sẽ không ổn định. Bạn cần học cách quản lý chi tiêu để không bị mắc kẹt hoặc gặp khó khăn về vấn đề tài chính.
Hãy nhớ rằng trong freelancing bạn không chỉ phải kiếm tiền mà còn nên đầu tư đúng cách để phát triển sự nghiệp của bạn.
Những đặc điểm mà một freelancer nên có
Có một vài phẩm chất mà bạn nên có để bắt đầu con đường hướng đến công việc tự do của freelancer. Mặc dù đây không phải là một danh sách toàn diện, nhưng những đặc điểm thiết yếu này sẽ cho bạn ý tưởng về nơi cần tập chung.

-
Kỷ luật
Không có ông chủ nào đang theo dõi bạn, không có đồng nghiệp bên cạnh nhòm ngó hay cạnh tranh doanh số. Công việc freelancer yêu cầu kỷ luật rất cao. Kỷ luật là rất cần để bạn có tính tự giác làm việc.
-
Sự kiên trì
Sự kiên trì luôn quan trọng và thậm chí là quan trọng nhất khi bạn mới bắt đầu làm việc như một freelancer. Sau một khoảng thời gian không tìm kiếm được khách hàng, không có thu nhập, bạn sẽ dễ nản lòng và từ bỏ.
-
Chấp nhận
Là một freelancer có một từ mà bạn sẽ nghe nhiều hơn bất kỳ mọi thứ đó là “No”. Từ chối một phần của trò chơi này, đôi khi khách hàng sẽ nói “không” với bạn. Điều đó là bình thường, hãy chấp nhận nó, sửa đổi và tiếp tục bước tiếp.
-
Tổ chức
Làm việc như một freelancer, bạn sẽ chịu trách nghiệm cho rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Theo dõi thu nhập hàng tháng, sắp xếp khối lượng công việc hợp lý, ưu tiên trả lời tin nhắn và email của khách hàng đầu tiên,…
-
Chủ động
Chủ động ở đây không nhất thiết phải hướng ngoại theo nghĩa truyền thống, nhưng bận cần phải có một chút tích cực để tìm đến khách hàng mới. Nếu bạn muốn phát triển con đường freelancer của bạn, bạn cần kết nối tiếp cận với những người mà bạn chưa bao giờ gặp hay nói chuyện.
Làm thế nào để bắt đầu công việc freelancer?
Bạn có thể bắt đầu hình trình freelancing của mình theo 5 bước sau:

-
Xác định kỹ năng bạn có để tạo thành một sản phẩm dịch vụ
Bước đầu tiên trong hành trình freelance của bạn là biến các kỹ năng bạn có thành sản phẩm có dịch vụ có giá trị. Dịch vụ và sản phẩm của bạn phải giải quyết được các vấn đề mà khách hàng của bạn đang vướng phải.
Lập một danh sách tất cả các kỹ năng và niềm đam mê bạn sở hữu. Ban đầu đừng nghĩ về việc phải nhất định làm cho khách hàng trả tiền cao. Hãy ưu tiên một hoặc hai kỹ năng để tập chung vào và theo đuổi trước.
Những job đầu tiên là thời gian để tích luỹ kinh nghiệm.
-
Nghiên cứu thị trường
Sau khi đã quyết định kỹ năng và dịch vụ mà bạn muốn cung cấp. bây giờ là thời gian để bạn nghiên xứu các đối thủ cạnh tranh của bạn.
Ví dụ bạn chọn làm freelance designer và bạn muốn cung cấp dịch vụ của mình như thiết kế logo, thiếp kế website, thiết kế banner, thiết kế bao bì sản phẩm,…
Hãy tìm kiếm các designer có cùng mảng làm việc như bạn, xem cách họ cung cấp dịch vụ sản phẩm của họ và họ cung cấp chúng cho ai.
Là một freelancer, bạn phải tích cực tìm kiếm các khách hàng tiềm năng. Chân dung khách hàng của bạn có thể là một chủ doanh nghiệp nhỏ, người mới khởi nghiệp, influencer,…
-
Xây dựng một portfolio hấp dẫn giới thiệu bản thân bạn và các dự án trong quá khứ
Portfolio là một dạng mẫu kết quả công việc mà bạn đã làm. Một Portfolio tốt sẽ chứng minh bạn như một freelancer đáng tin cậy.
Portfolio cung cấp thông tin cho khách hàng thấy bạn là ai, bạn giúp gì được cho họ và những mẫu công việc mà bạn đã làm trong quá khứ.
Nếu đang xây dựng tài khoản freelance của mình trên Upwork và chưa biết cách tạo portlio thì hãy tham khảo video này.
-
Tạo tài khoản Social Media để tăng tỷ lệ có khách hàng mới
Việc tạo tài khoản mạng xã hội và tối ưu hoá profile cho tài khoản của bạn có thể làm tăng khả năng kết nối tốt với các khách hàng lý tưởng.
Bạn có thể tham gia các nhóm facebook hoặc các mạng xã hội khác như Instagram, Linkedln, Twitter để tăng tỉ lệ có công việc ngoài việc sử dụng các trang web tìm việc freelancer.
Ví dụ, khi mới bắt đầu sau khi có một job đầu tiên trên Upwork, mình hoàn thành công việc và nhận được review 5 sao của khách hàng. Mình đã đăng review đó lên Linkedln và đã được 1 bạn khách hàng mới nhắn tin muốn hợp tác với mình.
-
Phát triển một chiến lược thu hút “High-paying” Clients
Để xây dựng một sự nghiệp freelancer lâu dài, bạn cần tìm những khách hàng có high-paying dài hạn.
Một số chiến lược bạn có thể sử dụng để có được những khách hàng như vậy là sử dụng chiến lược email marketing, hợp tác với các freelancer khác, kết nối với mọi trong lĩnh vực như bạn, đăng các nội dung có giá trị lên các kênh social media của mình.
Cơ hội việc làm cho Freelancer Việt Nam
Trong kịch bản thị trường phát triển mạnh và hội nhập này, các các freelancers đang bùng nổ vị thế của họ vì họ luôn biết cách đón đầu xu hướng và cập nhật các kỹ năng mới đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.
Khi làm việc với các freelancer các công ty nhận được lợi ích riêng về mặt tài chính. Nó làm giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
Điều đó có nghĩa là số lượng cơ hội việc làm cho freelancer ngày càng gia tăng.
Riêng ở thị trường việt nam, dự án dành cho các freelancer đã lên đến con số hàng triệu. Các chủ dự án tìm kiếm các freelancer chất lượng có thể giúp họ giải quyết công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng. Họ sẵn sàng trả một mức lương cạnh tranh hấp dẫn nếu họ tìm được freelancer phù hợp với yêu cầu của họ.
Chính vì thế, điều đó đã đem lại cho các freelancer những cơ hội việc làm tuyệt vời và không bao giờ phải lo thiếu việc trong giai đoạn cập nhật của thị trường việt nam hiện nay.
Việc kết nối giữa freelancer và doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới theo mô hình làm việc từ xa cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Sẵn sàng để trở thành một freelancer?
Nhìn chung nghề freelancer được cân bằng giữa mặt lợi và mặt hại.
Bạn chỉ cần quyết định xem bạn có sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thử thách luôn đi kèm khi trở thành freelancer hay không.
Freelancing có nghĩa là tự do, làm chủ cuộc sống, nhưng nó cũng có nghĩa là sự không ổn định và có nguy cơ thất bại nếu không có sự chuẩn bị.
Nhưng nếu bạn mạo hiểm sự ổn định của mình cho một cái gì đó phù hợp hơn với mục tiêu lớn bạn đang ấp ủ hơn là một công việc truyền thống, bạn sẽ có cơ hội xây dựng danh tiếng, tên tuổi, sự nghiệp và đạt đến một cuộc sống thịnh vượng, tự do về tài chính.
Câu hỏi thường gặp
Freelancer có kiếm được nhiều tiền không?
Nếu bạn đang nghĩ đến việc theo đuổi tự do như một sự nghiệp toàn thời gian hoặc một sự hối hả, người ta thường xem xét số tiền bạn kiếm được cho những nỗ lực của bạn.
Những người làm việc tự do kiếm được nhiều tiền hơn bạn nghĩ. Với một số kinh nghiệm và chuyên môn, bạn có thể kiếm được nhiều hơn một nhân viên văn phòng trung bình từ nhà của bạn.
Bạn cũng có thể kiếm được nhiều như họ nếu như bạn dành thời gian và công sức để phát triển các kỹ năng của bạn và thực hiện các dự án khác nhau.
Ai có thể làm freelancing?
Nếu bạn đang tự hỏi bạn có thể trở thành một freelancer thì câu trả lời là có. Bất cứ ai cũng có thể trở thành một freelancer.
Bạn có thể chọn làm freelance full time và coi đó như công việc chính hoặc chọn làm freelance part time để kiếm thêm môt khoản tiền thu nhập nhỏ cho cuộc sống sinh hàng ngày.
Công việc transcription có phải là freelancing không?
Công việc phiên âm có thể là một công việc làm nghề tự do, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Công việc phiên âm thường liên quan đến việc chuyển đổi âm thanh hoặc video thành văn bản viết và nó có thể thực hiện dưới hình thức công việc tự làm (tự do) hoặc dưới hình thức công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian trong một công ty hoặc tổ chức. Công việc phiên âm thường được tìm thấy trên các trang web làm việc tự do, nhưng cũng có các công ty chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ phiên âm và thuê nhân viên cố định cho công việc này.
Freelance designer là gì?
Freelance designer là một người làm thiết kế làm việc độc lập và không thuộc về bất kỳ công ty hoặc tổ chức cụ thể nào, thường được thuê theo dự án hoặc hợp đồng ngắn hạn.
Freelance writer là gì?
Freelance writer là người làm việc tự do viết văn, thường làm việc từ xa và không phụ thuộc vào một công ty hay tổ chức cụ thể. Các freelance writer thường thực hiện các dự án viết theo hợp đồng hoặc theo yêu cầu của khách hàng, bao gồm viết nội dung cho blog, trang web, quảng cáo, bài học, bài báo, và nhiều loại tài liệu văn bản khác. Điều này giúp họ tự quản lý thời gian làm việc và chọn lựa các dự án phù hợp, đồng thời phát huy tài năng viết để kiếm tiền.
Upwork là gì?
Upwork là một nền tảng trực tuyến giúp kết nối giữa những người cần công việc (khách hàng) và những người có kỹ năng chuyên môn (các freelancer) trên toàn thế giới. Upwork là một sàn giao dịch dự án và việc làm tự do, nơi bạn có thể tìm thấy nhiều loại dự án khác nhau. Upwork là nơi mà bạn có thể đăng các dự án của mình hoặc tìm các dự án phù hợp với kỹ năng của bạn.
Share this post: on Twitter on Facebook on Google+ on LinkedIn